Ô nhiễm nhựa đang trở thành một thách thức toàn cầu nghiêm trọng, đòi hỏi hành động mạnh mẽ từ các quốc gia. Các báo cáo và chỉ số hiện có cho thấy một số tiến bộ trong việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp quản lý rác thải nhựa, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa đủ để giải quyết triệt để vấn đề. Việt Nam, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn từ ô nhiễm nhựa, đang đối mặt với khoảng cách đáng kể giữa mục tiêu giảm thiểu và tình hình thực tế. Hơn nữa, các chính sách hiện tại vẫn còn hạn chế trong việc đạt được hiệu quả cao, khiến lượng rác thải nhựa tiếp tục gia tăng, kéo theo các nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Khối lượng rác thải nhựa phát sinh có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Tổng khối lượng rác thải nhựa phát sinh năm 2021 tại Việt Nam là 8.201 tấn/ngày, tương đương xấp xỉ 2,93 triệu tấn/năm. Các tỉnh ven biển tạo ra khoảng 4.268 tấn/nămtấn/ngày, so với 3.753 tấn/ngày của các tỉnh đồng bằng khác.
So sánh khối lượng chất thải nhựa giữa các địa phương ven biển và nội địa trong giai đoạn 2018 - 2021.
Nguồn: Bộ TN&MT (2020). Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia năm 2019 - Chuyên đề: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Nhà xuất bản Dân trí. 104 trang.Theo điều tra thì mỗi ngày Công ty CP Môi trường đô thị dịch vụ du lịch Sầm Sơn (Công ty môi trường) đưa về bãi rác khoảng 100 tấn rác các loại. Trong đó chất dẻo, nilon, nhựa chiếm tỉ lệ tương đối là 8,88% (8,88 tấn/ngày) phát sinh từ các hoạt động du lịch, đời sống thường ngày
Số lượng thành phần các chất thải rắn được thu thập dữ liệu tại biển Sầm Sơn tính theo phần trăm
Nguồn: Công ty môi trường và dịch vụ Sầm Sơn